6 làng nghề ở Khánh Hòa hấp dẫn khách du lịch


Nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa  là địa phương có  tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Bên cạnh nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, Khánh Hòa có những làng nghề truyền thống hấp dẫn du khách. Hãy cùng tìm hiểu 6 làng nghề truyền thống ở Khánh Hòa hấp dẫn nhất nhé.

1. Làng nghề gốm Lư Cấm
Nghề gốm ở Lư Cấm ở phường Ngọc Hiệp, TP. Nha Trang Làng gốm Lư Cấm trên 200 năm tuổi trải qua nhiều năm hưng thịnh nằm giữa con đường nhỏ của làng quê, cách Nha Trang khoảng 4 km, nơi đây sản xuất các mặt hàng gốm đa dạng như lu, vại, lò, bình…  

làng nghề truyền thống ở Khánh Hòa

Gốm Lư Cấm được làm từ loại đất sét Vĩnh Thạnh có màu sắc tươi đỏ, hồng rất đẹp. Người thợ gốm sản xuất có tay nghề cao nên những sản phẩm gốm ở đây có tuổi thọ lâu.
Những năm gần đây, đi thăm làng gốm Lư Cấm là một phần không thể thiếu với các tour du lịch ở Nha Trang. Đến làng gốm, du khách cũng có thể nhập cuộc trở thành một người thợ lò như cùng nhồi đất, đưa đất vào khuôn, tạo dáng cho lò… để tự tay tạo ra những chiếc lò đất của riêng mình.

2. Làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Phong Phú 1
nghề chế tác đá mỹ nghệ tại Ninh Giang đã có từ hơn 50 năm trước, Trải qua thăng trầm lịch sử, có giai đoạn các sản phẩm gia dụng truyền thống của làng không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường và cuộc sống hiện đại,Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đa dạng sản phẩm và giữ được nghề những người thợ trong làng đã đi học về điêu khắc mỹ nghệ và chuyển hướng sang chế tác đá mỹ nghệ.

làng nghề đá mỹ nghệ ở Khánh Hòa

Ngày nay, làng nghề đã bắt kịp xu thế phát triển, đáp ứng khá tốt yêu cầu của thị trường.Trong làng ngày càng có nhiều thợ có tay nghề cao, sản phẩm làm ra đẹp và đa dạng,  Từ bàn tay khéo léo, khối óc sáng tạo những người thợ làm nên các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc với những  đường nét hoa văn tinh xảo. Hiện nay, các sản phẩm đá mỹ nghệ của làng khá đa dạng như bộ đàn đá đôn nấm, đèn đá, đi-văng đá, bồn tắm bằng đá, tượng đá, lục bình, cóc ngậm tiền và các vật dụng dùng hàng ngày như cối xay bột, cối giã muối… 

3. Làng nghề Dệt chiếu cói Mỹ Trạch
Làng Mỹ Trạch (Ninh Hà, Ninh Hòa) có nghề dệt chiếu từ lâu đời. Chiếu Mỹ Trạch có tiếng không chỉ do đặc tính của cây cói nơi đây (bền, tốt) mà còn kết tinh từ kinh nghiệm, kỹ thuật dệt và cả tấm lòng người thợ. chiếu Mỹ Trạch còn được hun đúc bởi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng chiếu.

làng nghề dệt chiếu ở Khánh HÒa

Cùng với sự phát triển xã hội ngày nay khi nhiều người sử dụng các sản phẩm hiện đại ngày càng nhiều, chiếu Mỹ Trạch và thương hiệu một thời nổi tiếng dần lu mờ đi. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn gắn bó với nghề dệt chiếu truyền thống dù thu nhập thấp. Chính vì sự yêu mến ngành nghề truyền thống của mình, đã khiến cho nghề dệt chiếu không đơn thuần chỉ là một nghề truyền thống của người dân Mỹ Trạch, nó còn là một nét văn hóa mang đậm bản sắc quê hương, là niềm tự hào của ông cha xưa để lại cho mảnh đất này.

Tham khảo 10 điểm du lịch biển ở Khánh Hòa

4. Làng nghề trồng hoa cúc Ninh Giang
Nằm nép mình bên Quốc lộ 1, làng nghề trồng hoa cúc Phong Phú 2 (phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) được mệnh danh là “ngôi làng của mùa xuân” bởi mỗi độ xuân về, nơi đây cung cấp một lượng lớn chậu hoa cúc cho các tỉnh thành trong cả nước và xuất bán sang Campuchia.

làng trồng hoa ở Khánh Hòa

Từ lâu, hoa cúc Ninh Giang được nhiều người biết đến bởi nét đặc thù riêng mà nơi khác không có: Màu hoa tươi, sáng, bông to, lâu tàn, lá dày và xanh, chậu hoa được tạo khối đều đặn, sum suê tượng trưng cho sự sum vầy gia đình trong ngày Tết. Đây là điều mà hoa cúc miền Tây Nam Bộ khó có thể cạnh tranh được bởi chỉ trồng trong các giỏ tre, giỏ nhựa.Với bề dày kinh nghiệm, người dân trồng hoa ở Ninh Giang ngày càng chuyên sâu trong kỹ thuật trồng, điều chỉnh hoa nở đúng vụ, đúng thời điểm, giữ màu hoa lâu phai, lâu tàn, đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Nếu có dịp về Ninh Giang trong những ngày cuối năm, du khách sẽ cảm nhận được không khí rộn ràng, sôi động của làng hoa ngày Tết. Những bông cúc nở vàng dưới nắng, tràn đầy nhựa sống báo hiệu một mùa xuân ấm áp, vui tươi đang về khắp nơi. Cùng với mai, đào, hồng… hoa cúc Ninh Giang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm đẹp.

5. Làng nghề đan giỏ Suối Cát
 Nghề đan giỏ cần xé trước đây chỉ là nghề làm thêm mỗi khi nông nhàn thì nay đã trở thành nghề thu nhập chính của nhiều hộ dân ở thôn Suối Cát.Nguyên liệu để làm giỏ là cây lồ ô, cây giang, cây mây và tre đá; sau khi mua cây về phải chẻ, vót thành nang.

làng đan lát ở Khánh Hòa

Trước kia công đoạn chẻ nang đều làm thủ công nay có máy móc hỗ trợ nên người làm đỡ cực hơn. Theo người dân trong làng, để làm ra một chiếc giỏ cần xé thành phẩm phải qua nhiều công đoạn và mỗi người làm một khâu như làm đáy giỏ, đan thùng giỏ, làm đường léo, đường viền miệng, làm quai và nẹp vành…

6. Làng nghề đúc đồng Phú Lộc Tây
Nằm nép mình bên dòng sông Cái, Làng đúc đồng Phú Lộc hiện có khoảng 60 hộ làm nghề, làng Phú Lộc Tây chuyên đúc các loại chân đèn, lư hương … dành cho thờ cúng, sự sáng tạo của các nghệ nhân, đã biến món đồ tưởng chừng không có gì cầu kỳ thành một thứ trang trí mỹ thuật trong nhà.

làng đúc đồng ở Khánh Hòa

Khi đến thăm quan làng nghề đúc đồng Phú Lộc Tây, Khánh Hòa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng quá trình chế tạo ra một sản phẩm bằng đồng. Và để có được một sản phẩm chất lượng, người thợ đúc đồng phải trải qua những công đoạn phức tạp, gồm: làm khuôn đúc, nấu đồng vào rót đồng vào khuôn.

 


Bài viết liên quan