Tết Đoan ngọ ở Việt Nam được coi là Tết diệt sâu bọ, là tục lệ thờ cúng linh thiêng. Ngoài ra, ngày Đoan Ngọ người dân sẽ cúng lễ để đánh dấu thời gian chuyển mùa, đồng thời cầu bình an cho gia đình. Cùng Chef Studio khám phá những món ăn độc đáo, không thể thiếu ở các vùng miền Việt Nam trong ngày Tết Đoan Ngọ.
1. Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ có tên gọi khác là Tết Đoan Dương hay Tết diệt sâu bọ, diễn ra hàng năm vào mùng 5 tháng 5 âm lịch. Tết Đoan Ngọ đã tồn tại từ rất lâu trong văn hoá của người phương Đông.
“Đoan” có nghĩa là mở đầu, “ Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều.
Theo nhiều tài liệu cho rằng ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa, lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí.
Nhân gian cho rằng vì ngày này là ngày trái đất gần với mặt trời nhất, khi đó khí dương cao nhất trong năm, có thể tiêu diệt sâu bọ và những mầm mống bệnh tật trong việc đồng áng.
2. Món ăn ngày Tết Đoan Ngọ
2.1. Bánh tro
Bánh tro còn được gọi với nhiều tên khác nhau như bánh gio, bánh âm, bánh ú… Loại bánh này có nhiều biến thể và hình dáng khác nhau, là món ăn không thể thiếu của người Nam và Nam Trung Bộ mỗi dịp Tết mùng 5 tháng 5.
Bánh tro là món có nguồn gốc thiên nhiên nên rất tốt cho cơ thể
Theo quan niệm dân gian từ cha ông ta để lại: ăn bánh tro vào ngày Tết Đoan Ngọ sẽ giúp bệnh tật trong người tiêu tan, diệt trừ sâu bọ. Bởi lẽ thời tiết vào mùa hè thường nóng bức, thời điểm thích hợp khiến các vi khuẩn gây hại lây lan với tốc độ nhanh chóng. Chính vì vậy, ăn các món thực vật có nguồn gốc thiên nhiên rất tốt cho cơ thể.
Bánh tro tại mỗi vùng miền có tên gọi khác nhau
Chiếc bánh tro được làm từ gạo nếp, gói trong lá chuối tươi và nấu bằng củi, rơm.
2.2. Cơm rượu nếp
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, cơm rượu nếp là món không thể thiếu tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc. Theo quan niệm dân gian, những món có vị chua, chát có tác dụng trong việc loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Rượu nếp có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại cho cơ thể
Cơm rượu nếp đều có ở mỗi vùng miền, những mỗi nơi sẽ có công thức đặc trưng khác nhau. Ở miền Bắc, rượu nếp có vị ngọt bùi và ăn rất giòn, có hương thơm nhẹ của rượu nếp. Thông thường, rượu nếp được nấu bằng gạo nếp trắng hoặc gạo nếp cẩm nhưng phổ biến hơn cả là dùng gạo nếp lứt. Người dân dùng gạo nếp đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Món rượu này có thể phù hợp với mọi đối tượng.
2.3. Các món chè
Các món xôi chè là những món điểm tâm quá đỗi quen thuộc với mọi vùng miền tại Việt Nam. Đặc biệt trong dịp Tết Đoan Ngọ, mỗi vùng miền lại có cách chế biến các món chè theo đặc trưng của từng nơi.
Ví dụ như miền Bắc sẽ ăn chè đậu, chè mật gạo nếp. Miền Trung có món chè kê, chè hạt sen, trong khi miền Nam có món chè trôi nước…
2.4. Thịt vịt
Theo quan niệm dân gian, ngày Tết Đoan Ngọ, dương khí mạnh nên việc ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể.
Tết Đoan Ngọ cũng chính là là thời điểm vịt vào mùa, thịt vịt thơm ngon hơn các mùa trong năm. Vì thế nhiều món ăn từ thịt vịt được nhiều gia đình chọn lựa vào thời điểm tết Đoan Ngọ như: Vịt quay, bún măng vịt, vịt kho gừng, cháo vịt,…
2.5. Trái cây theo mùa
Mùng 5 tháng 5 âm lịch thường rơi vào tháng 6 dương lịch, thời điểm này thường là mùa các loại hoa quả nở rộ. Vào mùa này, người nông dân có quan niệm trái chín phải được gặt hái tránh để sâu, bọ, dơi, chim chóc đến ăn hết.
Thời điểm Tết đoan ngọ có nhiều trái cây giúp bổ sung nhiều năng lượng
Tương tự như những ngày lễ tết khác, ngày 5/5 âm lịch mọi người thường dâng lên bàn thờ tổ tiên mâm quả.
Những trái mận, xoài, vải thiều, nhãn, mít… vào mùa này được bày bán khắp nơi. Vào thời điểm Tết Đoan Ngọ, việc ăn những trái cây vào mùa này không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở. Vào những dịp này, sẽ là một thiếu sót nếu bạn bỏ lỡ cơ hội cùng gia đình quây quần thưởng thức những trái ngọt.