Đối với người ốm bệnh thì cháo tôm là lựa chọn thích hợp để bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể nhanh hồi phục. Có nhiều cách nấu cháo tôm cho người lớn, người bệnh khác nhau để thưởng thức. Bạn đừng bỏ lỡ những hướng dẫn nấu cháo tôm cho người bệnh thơm ngon dưới đây của Chef Studio nhé!
Cách nấu cháo tôm cho người lớn bổ dưỡng tại nhà
Vị ngọt của tôm cùng các loại rau củ kết hợp sẽ mang đến cho bạn hương vị món ăn khá hấp dẫn, tuyệt vời. Với nhiều cách nấu cháo tôm ngon cho người lớn dưới đây sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn phù hợp.
Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho người lớn, người ốm đơn giản
Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho người lớn không quá phức tạp và nguyên liệu cũng dễ tìm. Đây là món ăn có nhiều dưỡng chất và là liều thuốc bổ tốt cho hệ miễn dịch và hoạt động não bộ.
Nguyên liệu nấu cháo tôm bí đỏ:
-
Gạo tẻ
-
Tôm: 150gr
-
Bí đỏ: 200gr
-
Hành lá, ngò rí
-
Hành tím
-
Tiêu xay
-
Gia vị thông dụng
Cách nấu cháo tôm cho người ốm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Gạo mang đi vo sạch, ngâm 1 giờ đồng hồ để gạo mềm nấu cháo nhuyễn nhanh hơn.
-
Bí đỏ gọt vỏ, cắt hạt lựu nhỏ.
-
Hành tím bóc vỏ và băm nhuyễn
-
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ đen, băm nhỏ rồi ướp với gia vị muối, hạt nêm, bột ngọt, dầu ăn, tiêu, hành tím.
-
Hành lá ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 2: Cách nấu cháo tôm cho người bệnh
-
Cho gạo và bí đỏ vào nồi cùng với 1.5 lít nước và đun đến khi gạo nở mềm thành cháo.
-
Sau đó, khi bí đỏ đã chín mềm, bạn dằm nhuyễn để tạo màu vàng đẹp mắt cho cháo rồi cho tôm vào cùng đun thêm 10 phút và nêm nếm gia vị vừa ăn.
-
Cuối cùng, bạn múc tôm ra tô, cho thêm tiêu, hành lá và thưởng thức.
Để nấu cháo tôm nhanh chín, bạn nên sử dụng nồi áp suất, nồi cơm điện, nồi nấu chậm hay nồi gang phủ gốm của Chef Studio. Nồi gang phủ gốm có khả năng giữ nhiệt lâu và truyền nhiệt nhanh nên cháo nhanh nhừ hơn. Đặc biệt, nồi này còn an toàn với sức khỏe khi được phủ 2 lớp men gốm sứ bên ngoài lõi gang thô, chống oxy hóa khi nấu thực phẩm chua, chống gỉ sét và có thể sử dụng được với mọi loại bếp.
Xem thêm: Có nên sử dụng nồi gang phủ gốm không?
Cách nấu cháo tôm cà rốt, khoai tây ngon xuýt xoa
Cháo tôm cà rốt khoai tây là lựa chọn thích hợp nếu gia đình bạn có người ốm dậy. Món ăn giúp bồi bổ sức khỏe, dễ tiêu hóa để người bệnh nhanh hồi phục hơn. Cùng xem cách nấu món ăn này nhé:
Nguyên liệu nấu cháo tôm cà rốt
-
100g tôm
-
150g gạo tẻ
-
1 củ cà rốt
-
1 củ khoai tây
-
Hành lá
-
Hạt nêm, muối
Cách nấu cháo tôm cà rốt khoai tây
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Trong cách nấu cháo tôm cà rốt cho người lớn thì việc sơ chế nguyên liệu rất quan trọng và bạn sẽ thực hiện như sau:
-
Bạn vo gạo sạch với nước rồi để ráo nước.
-
Rửa sạch tôm, bỏ vỏ, bỏ chỉ đen, thái cắt hạt lựu nhỏ
-
Cà rốt và khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt hạt lựu nhỏ giống tôm.
-
Hành lá rửa sạch, bỏ rễ và cắt nhỏ
Bước 2: Cách nấu cháo tôm cho người lớn
-
Bạn cho phần gạo vào nồi cùng nước để đun chín mềm thành cháo trong 30 phút.
-
Tiếp đến, bạn cho lần lượt vào nồi phần tôm, cà rốt, khoai tây vào đun thêm 10 phút để các nguyên liệu này chín mềm.
-
Sau đó, bạn nêm nếm gia vị vừa ăn và múc ra tô, cho thêm tiêu xay và hành lá để thưởng thức.
Cách nấu cháo tôm đậu xanh cho người lớn, người bệnh
Cháo tôm đậu xanh vừa có vị ngọt của tôm vừa có vị thơm bùi của đậu xanh rất ngon miệng. Bạn có thể thực hiện cách nấu cháo tôm đậu xanh cho người lớn theo hướng dẫn dưới đây:
Nguyên liệu nấu cháo tôm đỗ xanh:
-
Gạo tẻ 200 gr
-
Đậu xanh 200 gr
-
Tôm 200gr
-
Tía tô 5 nhánh
-
Hành tím 1 củ
-
Hành lá
-
Nước mắm, tiêu
-
Dầu ăn, muối
Cách nấu cháo tôm cho người lớn:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
-
Gạo và đậu xanh vo sạch rồi ngâm nước khoảng 1-2 tiếng đồng hồ cho nở mềm.
-
Hành tím bóc bỏ vỏ, băm nhỏ.
-
Tôm bóc vỏ, lột chỉ, rửa sạch và băm nhỏ
-
Tía tô, hành lá rửa sạch và cắt nhỏ.
Bước 2: Nấu cháo đậu xanh tôm
-
Cho gạo và đậu xanh vào nồi nước đun khoảng 30 phút đến khi cả gạo và đậu nở mềm.
-
Phi thơm hành tím rồi cho phần thịt tôm vào xào săn cùng nêm nếm gia vị vừa ăn.
-
Sau đó, bạn cho thịt tôm đã xào vào nồi cháo chín mềm đun thêm 10 phút.
-
Cuối cùng bạn múc cháo ra tô, cho thêm hành lá, tía tô, tiêu và thưởng thức khi nóng.
Hướng dẫn nấu cháo tôm rau ngót cho người lớn
Món cháo tôm rau ngót nghe khá lạ phải không nào? Đây là món ăn nhiều dưỡng chất để bạn có thể bồi bổ cơ thể khi ốm. Cách nấu cháo tôm cho người lớn với rau ngót này cũng khá đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
-
Tôm: 200gr
-
Gạo tẻ ngon
-
Rau ngót: ½ bó
-
Tiêu xay
-
Hành tím
-
Gia vị thông dụng
Cách nấu cháo tôm rau ngót:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Rau ngót tuốt lấy lá rồi rửa sạch, cắt nhỏ.
-
Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo nhuyễn.
-
Hành tím bóc vỏ băm nhuyễn.
-
Tôm bóc sạch vỏ, bỏ chỉ đen, băm nhỏ rồi ướp với hành tím, tiêu, hạt nêm, muối, đường và dầu ăn khoảng 5 phút.
Bước 2: Nấu cháo tôm rau ngót
-
Bạn phi thơm hành tím rồi cho tôm vào đảo đều để tôm vừa chín tới.
-
Cho rau ngót, tôm vào nồi cháo đun thêm 5 phút và nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
Câu hỏi thường gặp
Ăn tôm có tốt không?
Có, tôm chứa nhiều vitamin, protein, khoáng chất, axit béo omega-3, chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Vì thế bạn nên bổ sung tôm vào thực đơn của gia đình nhé!
Thực tế, cơ thể tôm chủ yếu được hình thành từ protein và nước. Theo các nghiên cứu, trong 100 gram tôm đã nấu chín, chúng ta có thể tìm thấy các thành phần dinh dưỡng như sau:
-
Lượng calo: 99.
-
Chất béo: 0,3 gram.
-
Carb: 0,2 gram.
-
Cholesterol: 189 miligam.
-
Natri: 111 miligam.
-
Chất đạm: 24 gram.
Bên cạnh đó, tôm cũng chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng có thể cải thiện sức khỏe như axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa astaxanthin.
Theo một nghiên cứu, việc tiêu thụ 300 gram tôm mỗi ngày có thể tăng mức cholesterol HDL “tốt” lên 12% và giảm chất béo trung tính xuống 13% ở người trưởng thành. Cả hai yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Đặc biệt tôm chứa một chất chống oxy hóa quan trọng, đó là astaxanthin, một loại carotenoid có nguồn gốc từ tảo – thức ăn tự nhiên của tôm. Astaxanthin giúp ngăn chặn tình trạng viêm bằng cách ức chế tác động của các gốc tự do trong cơ thể.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng astaxanthin có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách tăng cường động mạch và tăng mức độ cholesterol HDL “tốt”. Astaxanthin cũng có lợi cho sức khỏe não bộ bằng cách ngăn ngừa việc tổn thương các tế bào não do viêm nhiễm. Điều này có thể giúp ngăn chặn các vấn đề về trí nhớ và các bệnh liên quan đến sự thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.
Bị ho có nên ăn tôm không?
Ho có nên ăn tôm hay không thì câu trả lời là tùy trường hợp. Thực tế nhiều người ăn tôm cả vỏ nên sẽ bị ho do phần càng và chân tôm bị kẹt dính ở cổ họng gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra, những bạn dị ứng tôm cũng gây triệu chứng ngứa khiến cơn ho nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn bị ho có thể ăn tôm nếu bóc sạch vỏ nhé!
Có nên ăn tôm sau khi mổ không?
Có nên ăn tôm sau khi mổ? Câu trả lời là không. Lý do bởi tuy tôm chứa nhiều dưỡng chất như Protein, Canxi, Sắt, Photpho,… nhưng lại tăng nguy cơ dị ứng và có thể gây ngứa vết mổ hoặc hình thành sẹo lồi.
Bài viết chia sẻ đến bạn đọc về các cách nấu cháo tôm cho người lớn, người bệnh thơm ngon, hấp dẫn. Cháo tôm chứa nhiều dinh dưỡng giúp cơ thể người bệnh nhanh khỏe và tiêu hóa tốt hơn. Để nấu cháo tôm tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng nồi gang phủ gốm của Chef Studio. Chef studio mang đến cho bạn những dụng cụ nhà bếp chất lượng với giá cả phải chăng.
Đọc thêm:
-
5 cách nấu cháo thịt bằm cho người bệnh ngon bổ dưỡng
-
Cách nấu cháo thịt bò cho người ốm ngon bổ dưỡng
- Cách nấu cháo chim bồ câu cho người ốm ngon bổ dưỡng